Tin tức & Sự kiện

 20/08/2018

Cách tính toán, lựa chọn quạt thông gió phù hợp

Bước 1: Tính thể tích phòng cần lắp quạt thông gió: Dài x Rộng x Cao (m). Ví dụ: 5 x 5 x 4 = 100m³

Bước 2: Tính toán lượng khí lưu thông trong 1 giờ ở khu vực chỉ định. Ví dụ: Cần chọn 1 chiếc quạt thông gió để lắp cho nhà hàng và quán bar. Tham khảo bảng sau để tính toán (theo tư vấn của chuyên gia KDK hàng đầu tại Nhật Bản):

 

I: Dạng phòng II: Tần suất hoạt động cần thiết của quạt thông gió
  I II   I II
Khách sạn Sảnh khiêu vũ 8 Phòng ảnh Phòng tối 10
Sảnh tiệc 8 Trường học Phòng thí nghiệm 6
Bếp 15 Phòng bếp 15
Hành lang 5 Khán phòng 6
Nhà vệ sinh 5 Phòng tập thể dục 8
Phòng vệ sinh 10 Nhà vệ sinh 12
Buồng đốt 20 Thư viện 6
Giặt ủi 15 Phòng học 6
Bệnh viện Phòng chờ 10 Nhà hát Khán phòng 6
Phòng khám 6 Hành lang 6
Phòng bệnh 6 Phòng hút thuốc 12
Phòng tắm 5 Nhà vệ sinh 10
Văn phòng 6 Phòng chiếu phim 20
Nhà hàng 8 Phòng làm việc 6
Nhà bếp 15 Phòng tổng đài điện thoại 6
Nhà trưng bày 5 Nhà máy Phòng sơn 20
Nhà vệ sinh 10 Phòng máy và biến áp 20
Buồng đốt 10 Phòng điện 15
Giặt ủi 15 Văn phòng 6
Phòng phẫu thuật 15 Nhà hàng và quán bar Nhà hàng 6
Phòng khử trùng 12 Thư viện Phòng đọc sách 6
Phòng điều trị đặc biệt hoặc phòng hồi sức 10 Cao ốc văn phòng Văn phòng 6
Nhà vệ sinh công cộng   20 Phòng chờ 10
Nhà Bếp 15 Phòng họp 12
Phòng khách 6 Phòng trưng bày 10
    Nhà vệ sinh 10

 

Bước 3: Công thức tính lượng khí lưu chuyển: Thể tích phòng x số liệu tương ứng ở bảng trên. Ví dụ: 100 x 6 = 600 cm³/giờ (CMH)

Bước 4: Lựa chọn loại quạt thông gió có dạng treo tường, gắn kính hay gắn cửa sổ tùy theo điều kiện thực tế. Ví dụ: Nếu chọn loại quạt gắn cửa sổ thì còn phải tùy thuộc vào chỗ lắp có cửa sổ hay không.

Bước 5: Chọn loại quạt thông gió có công suất ≥ so với nhu cầu thực tế là 600 CMH (theo kết quả tính ở Bước 3). Ví dụ: chọn quạt KDK 20ALH có thông số là 220V/50 Hz, lượng khí là 546 CMH (thấp hơn so với nhu cầu thực tế). Vậy cần phải lắp tối thiểu 2 chiếc quạt KDK 20ALH (có tổng lượng khí là 1092 CMH) cao hơn so với 600 CMH.